top of page

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU

BÊ TÔNG NHỰA TÁI CHẾ NÓNG TẠI TRẠM

Công nghệ tái chế bê tông nhựa tại trạm là phổ biến nhất trên thế giới và hiện nay được xem như là phương pháp tái chế tiêu chuẩn. Chất lượng bê tông nhựa tái chế tương đương như bê tông nhựa truyền thống, thể hiện ở các đặc tính chống lún, chống nứt, chống mỏi và các ảnh hưởng của thời tiết. Thậm chí theo một số nghiên cứu khoa học bê tông nhựa tái chế nóng còn vượt trội hơn hẳn bê tông nhựa truyền thống về khả năng kháng nước.

 

Công nghệ này cho phép sử dụng RAP với hàm lượng tối đa cao nhất lên đến 100% tùy thuộc vào cấu tạo trạm trộn và chất lượng RAP. Tái chế nóng tại trạm bao gồm các bước: cào bóc mặt đường cũ, tồn trữ tại trạm, trộn với vật liệu mới tại trạm, thi công. Trong công nghệ tái chế nóng RAP được gia nhiệt trực tiếp bằng lò rang riêng.

GIẢI PHÁP CHỐNG LÚN TRỒI (RUTTING) CỦA BMT

Từ những khó khăn trong việc giải quyết bài toán thỏa mãn cả đáp án về kỹ thuật và kinh tế, TS Võ Đại Tú cùng các nhà nghiên cứu BMT đã chế tạo thành công nhựa đường BMT-ATR – một giải pháp hữu hiệu chống rutting với hiệu quả kinh tế cao vượt trội.

BMT-ATR là loại nhựa đường cải tiến của Công ty BMT, được sử dụng để tăng cường khả năng chịu nhiệt và giảm biến dạng lún – đùn trồi của bê tông nhựa. Về mặt hóa học, BMT-ATR là loại nhựa đường biến tính bằng copolymer dẻo nhiệt đã lưu hóa và các chất phụ gia (không chứa SBS). Các polymer liên kết với nhựa đường thông qua các liên kết hóa lý nhờ sự có mặt của các chất phụ gia, tạo nên một hệ keo đồng nhất với những đặc tính vượt trội. BMT-ATR làm tăng khả năng chịu tải trọng và đàn hồi của nhựa đường ở nhiệt độ cao. Ngoài ra BMT-ATR cải thiện đáng kể khả năng chịu biến dạng dẻo không hồi phục, tăng cường khả năng kháng nước và sức kháng trượt của bê tông nhựa. BMT-ATR thích hợp sử dụng trong các lĩnh vực xây dựng cầu đường ở các vùng khí hậu nhiệt đới, các đường cấp cao có lưu lượng và tải trọng xe cao, các ứng dụng trong các công trình giao thông khác, đặc biệt là ở những nơi có áp lực cao thường xuyên lên mặt đường và các vùng ngập nước.

bottom of page